Louise Glück - Giải Nobel Văn học 2020

 

Tại sao tôi không đọc Louise Glück

Bài tiếng Anh của Barry Schwabsky – Bút Lông Kim dịch ra tiếng Việt

 


Phải chăng bạn chọn một điểm đến để có lý do bước bộ, hay bạn bước bộ để đến một nơi bạn có trong tâm trí? Đôi khi loại này, đôi khi loại kia. Liệu chăng những từ ngữ mà một nhà thơ sử dụng về cơ bản là một phương tiện để truyền đạt suy nghĩ hoặc cảm xúc mà họ có trong tâm trí, hay chủ đề của bài thơ được chọn chủ yếu như một cách giúp phát sinh ngôn ngữ của bài thơ? Đôi khi loại này, đôi khi loại kia. Nhưng tôi xưng nhận là tôi bị thu hút hơn bởi loại thứ hai của thơ ca — hoặc có thể công bằng hơn khi nói rằng tôi thích đọc thơ ca như thể nó được viết theo cách đó. Điều đó không có nghĩa rằng điểm cuối của cuộc dạo chơi (chủ đề của bài thơ) thì cuối cùng không liên quan đến những niềm vui thú của cuộc dạo chơi (bài thơ). Bạn ắt có thể chẳng muốn kết thúc trong một con hẻm nào đó, nơi mà bạn sẽ bị trấn lột. Nhưng đích đến chỉ là một phần nhỏ trong hành trình mà bạn đã khởi hành.

Tôi đã khởi sự suy nghĩ lại về mối liên hệ của bài thơ với chủ đề của nó sau khi đọc bài bình duyệt về Poems 1962–2012 của Louise Glück trên tạp chí London Review of Books gần đây, có thể truy cập trực tuyến cho người đăng ký. Glück là một trong những nhà thơ Mỹ nổi tiếng nhất, một người New York bản xứ, người mà đã giành được hầu hết mọi giải thưởng và danh hiệu có thể sẵn có — giải Pulitzer, giải Hội Nhà phê bình Sách Quốc gia, giải Nhà thơ Hoa Kì — và đã giảng dạy ở tất thảy những nơi nổi tiếng mà thơ ca được giảng dạy; vẫn hơn nữa, như tôi vừa biết được từ Wikipedia, thì cha cô ấy đã giúp tạo ra con dao X-Acto, một công cụ mà tôi muốn đề xuất cho mọi nhà thơ, những người mà hy vọng có thể tạc khắc những câu thơ chính xác hơn ra từ chất liệu dày đặc và lộn xộn của lời nói của chúng ta. Nhưng tôi chưa bao giờ có thể được gây hứng thú trong tác phẩm của Glück, và điều đó là quá tồi tệ, bởi vì tôi luôn sẵn lòng đi ra khỏi lối của mình trong việc tìm kiếm một niềm vui thú mới. Vậy thế tôi đã khởi sự đọc bài bình duyệt ấy với sự tò mò thực sự, hy vọng rằng nó sẽ phô tỏ tôi cách để bắt đầu thích loại thơ ca này.      


Nhưng không có sự may mắn như thế. Tại sao? Bởi vì Gillian White, tác giả của bài viết, một giáo sư tiếng Anh tại Đại học Michigan, thì đã viết về thơ ca của Glück như thể cái điều quan trọng nhất về nó là chất liệu chủ đề của nó. Vậy thế, tôi biết từ khá sớm trong bài viết rằng Glück viết khá nhiều về sự chết, và rằng một cách rộng hơn thì cô ấy nhất quán tìm ra những chủ đề u sầu. Sâu xa hơn một chút thì tôi nắm bắt được rằng những cọc lõi của sự u sầu này là thường được nâng lên tầm kịch tính cường điệu — rằng những gì của Glück là một sự tưởng tượng "gothic". Chà, nghe có vẻ thú vị.  Có lắm thế thơ ca của sự nhược điệu đó đây (tôi có thể ngay cả cảm thấy tội lỗi chính mình) đó mà một chút máu và gan ruột thì cũng có thể làm tươi mới. Nhưng lúc ấy, nó có vẻ là một loại phim truyền hình ban ngày khá trần tục, ngay cả là không rõ ràng, kiểu gothic: “Những cuộc hôn nhân thất bại, bi kịch ẩn giấu bên dưới sự ngây thơ mục vụ; trong một bức ảnh do mẹ của một diễn giả chụp, ‘chẳng một ai trong chúng ta không ngoảnh mắt mình.’” Trong bất cứ trường hợp nào thì nói về gothic là viện dẫn một loạt các quy ước, nhưng một chi tiết xác thực đã đặt nền tảng sự quy ước trong tiểu sử của nhà thơ: Trong thời tuổi trẻ của mình thì cô ấy mắc chứng biếng ăn.

Vậy thế chúng ta dường như biết được gì về Glück, nhưng vẫn còn nữa, hình thái thơ ca của cô ấy là gì? Khoảng một phần ba chặng đường của bài viết thì nhà phê bình cuối cùng cũng bắt đầu nói điều gì đó về loại ngôn ngữ mà qua đó Glück phác hoạ những đề tài đầy trọn của cô. Được ngụ ý rằng sự viết lách ban đầu của cô đã là một loại mộng tưởng — theo cách mà chúng ta không được kể — nhưng sự phát triển nhất quán trong tác phẩm của cô ấy khi cô chín muồi thì đã hướng tới “một bản ngữ xác thực hơn; ‘một hơi thở dài hơn’; một vốn từ vựng mở rộng; một bài thơ ‘kém hoàn hảo hơn, kém đường bệ hơn.’” Được rồi, nhưng điều gì làm nên một bản ngữ này thì xác thực hơn một bản ngữ khác kia? Và liệu chăng từ vựng mở rộng có hơi bẻ bác cái ý tưởng rằng những bài thơ thì đang chuyển sang bản ngữ, cho rằng “ngôn ngữ thực của đàn ông” (và phụ nữ) kiểu nhà thơ Wordworth thì tương đối nghèo nàn trong sự tương quan với những thủ thuật được nghiên cứu của các nhà thơ? Cái sự mâu thuẫn làm ra vẻ ấy thì có thể chắc chắn được lập luận loại bỏ, nhưng người ta muốn xem hình thái riêng biệt gì mà sự lập luận của nhà phê bình này sẽ diễn ra. Nhưng cô ấy không quan tâm. Thay vì mở rộng những điểm này thì White nhanh chóng quay lui nơi các chủ đề thuộc đề tài mà không hề dừng lại để suy xét những gì mà những khía cạnh “thuộc phong cách và kỹ thuật” này thì có liên quan gì đến chất liệu chủ đề của nhà thơ : Cớ nào mà Glück lại tìm thấy một văn phong trần trụi, dàn trãi và luộm thuộm hơn, thì phù hợp tốt hơn với những đề tài về sự khổ ải và sự mất mát của cô ấy so với cung cách thanh lịch hơn và phong phú hơn của tác phẩm đầu tiên của cô ấy? Câu trả lời: “Phẩm chất trực ngôn này gợi ý, tại một cực hạn nào đó, một sự chân thật như sấm truyền ngay cả như ma quỷ, mà trỗi vượt cái thuộc cá nhân đơn thuần”. Điều này rất đầy gợi ý, nhưng cũng gây hóc búa. “Sự chân thật” là một đặc điểm thuộc cá nhân, vậy thế ra sao nó bị hoá hình trở thành một thứ gì đó không cá tính? Kể từ khi “những bài thơ của Glück được viết ở ngôi thứ nhất và xoay quanh một vốn tiết mục hạn chế của những địa điểm, những danh từ và những đề tài, bao gồm cả tên thật của con trai và chồng cũ của cô ấy,” thì thật khó để lượng giá lời kêu đòi của White rằng tác phẩm của nhà thơ này là một thứ gì đó khác hơn so với một phương thức thuộc xưng nhận. Glück viết, “Khi tôi phát ngôn một cách đầy mê cảm thì đó là lúc tôi ít được tin cậy nhất,” nhưng để xưng nhận việc là một người kể chuyện không đáng tin cậy thì vẫn là một lời xưng nhận. Và việc cô ấy sử dụng các nhân vật thần thoại thì có thể tác dụng kém hơn để phổ cập những chiêu đề cá nhân so với để khuếch đại chúng; sự khác biệt sẽ tất thảy là trong những chi tiết của ngôn ngữ những bài thơ, điều mà chúng ta vẫn chưa được nghe quá nhiều.

Đọc tiếp trong bài bình duyệt, khi White lần theo dấu vết sự chuyển đổi trong chất liệu chủ đề từ mỗi một tuyển tập thơ của Glück sang tập kế tiếp thì tôi thỉnh thoảng tìm thấy những sự đề cập đến các vấn đề ngôn ngữ — về “sự dí dỏm về từ vựng của nhà thơ này, kĩ năng âm điệu của cô ấy, kiến ​​thức của cô ấy về chuẩn mực thuộc thơ ca Mĩ gốc Anh” — nhưng duy chỉ qua ngẫu nhiên mà không hề có bất cứ sự phân tích nào về các trích đoạn chuyên biệt được đưa ra để minh họa ra sao thì những đức tính này đã tự thể hiện. Tại một điểm thì White quay lui để nhắc lại ra sao cái “cách chọn lời dày đặc, chất chồng và cú pháp căng, dai” trong sự viết lách ban đầu của Glück là “chẳng giống như văn phong đơn phẳng sau đó” và lưu ý rằng những dòng chữ của cô ấy cũng như những bài thơ chính chúng thì đã trở nên dài hơn theo thời gian. Chúng ta cũng học biết trong đoạn văn gần cuối của bài bình duyệt rằng (bất chấp vốn từ vựng mở rộng đã được đề cập trước đó) những tuồng kịch thuộc cá nhân đầy huyền thoại của Glück thì được trình bày với những đạo cụ tối thiểu và những bối cảnh trừu tượng cao: “Không có những phòng học, những quán bar, những siêu thị, những đường cao tốc, những nhà hàng, những ô tô, những chính phủ (địa phương hoặc quốc gia), những bệnh viện, những đài truyền hình, những đài phát thanh hoặc những giấy gói kẹo cao su.” Tôi tự hỏi tất thảy những từ ngữ khác biệt đó được sử dụng cho điều gì lúc ấy? Liệu chăng thực sự có nhiều những từ ngữ đến thế cho sự bất mãn của tầng lớp trung lưu?

Đó là những câu hỏi thực sự mà tôi có, chẳng phải những gì thường được gọi là những câu hỏi tu từ. Và nếu tôi có vẻ như đang chĩa vào White hoặc Glück thì đó không phải là ý định của tôi. Bài bình duyệt của White đã giáng vào tôi như điển hình của cái mà cách thơ ca được thảo luận trên báo chí dòng chính, chẳng bất thường, và tôi chỉ muốn nói với những người bình duyệt thơ ca rằng có ít nhất một độc giả ngoài kia người mà hầu như ít quan tâm hơn đến gì là những bài thơ của ai đó so với những loại trải nghiệm ngôn ngữ gì mà những bài thơ làm ra từ những gì chúng nói về. Đó là những gì mà đã sẽ khiến tôi khởi sự việc đọc một nhà thơ có tác phẩm hầu như không quen thuộc với tôi. Đúng là Edgar Allan Poe đã suy xét rằng cái chết của một người phụ nữ xinh đẹp là “chủ đề đầy chất thơ nhất trên thế giới” nhưng thực sự, đó không phải là chủ đề mà làm nên thơ ca, đó là cái công việc trên ngôn ngữ mà chủ đề đó tạo điều kiện cho nhà thơ để làm. Cho đến khi một nhà phê bình có thể giải thích ra sao Glück đang tu chỉnh ngôn ngữ của chúng ta thì tôi vẫn chưa sẵn sàng khởi sự để giải quyết 634 trang trong tác phẩm của cô ấy. Nhưng tôi vẫn sẵn sàng để bị lôi kéo. Liệu có nhà phê bình nào ngoài kia sẵn lòng thử không?

Link gốc tiếng Anh: 

Why I’m Not Reading Louise Glück

https://hyperallergic.com/88076/why-im-not-reading-louise-gluck/

 

 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÓM TẮT CỐT TRUYỆN ANH EM NHÀ KARAMAZOV

Hãy sống như thiên đường trên đất